JV color JV color JV color
Thứ hai, 06 Tháng 1 2025

bannertrencung

Hệ thống Vifotec

thuvienhinhanh dulieuvifotec link

 ooffice link lienhegopy

Video vifotec

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần thứ 14 năm 2018




Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

Bản đồ

Tìm kiếm thông tin

Quảng cáo

vnpt
evn1

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 228
Liên kết web : 7
Số lần xem bài viết : 8052120

Đang trực tuyến

Hiện có 8 khách Trực tuyến
Home Tin tức Tin VIFOTEC Thúc đẩy áp dụng các công trình đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam vào cuộc sống

Thúc đẩy áp dụng các công trình đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam vào cuộc sống

PDF.InEmail

Ngày 16-12 tại Hà Nội, Qũy Vifotec - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học “Sáng tạo khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”.

anh1

Tham dự hội thảo có đại diện các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp và các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước. Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam được tổ chức hằng năm, bắt đầu từ năm 1995. Giải thưởng tập trung vào các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của nhà nước như: Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí và tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp  lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới. Đã có 2803 công trình tham dự giải và 893 công trình đoạt giải thưởng, đem lại hiệu quả  rất to lớn cho nhiều lĩnh kinh tế - xã hội. Các công trình đoạt giải tiếp tục được ứng dụng rộng rãi  trong sản xuất và đời sống, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, góp phần bảo vệ môi trường.

anh2

TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC, Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng nêu rõ, trải qua 30 năm tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc và 26 năm Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, hàng nghìn công trình đoạt giải đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho cộng đồng chính là nguồn động viên, khuyến khích các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước hăng say đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống, những tồn tại cần khắc phục để công tác tổ chức Giải thưởng ngày càng tốt hơn. Đồng thời đề xuất những kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm tạo động lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của nước nhà.

anh3

Ông Lê Xuân Thảo, Ủy viên Đoàn Chủ tịch HĐTW Liên hiệp Hội Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực HĐBT Quỹ VIFOTEC  phát biểu

Theo bà Nguyễn Hồng Hạnh (Tổng Giám đốc Tập đoàn GFS – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS), đầu tư khoa học và công nghệ để chủ động đổi mới sáng tạo và phát triển sản xuất kinh doanh là con đường tất yếu của doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0 và chuyển đổi số. Là tập đoàn đa ngành nên GFS rất chú trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ, nhất là trong nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp còn gặp những bất cập như: Quy định về mức hỗ trợ, thủ tục hồ sơ quy trình thực hiện giải ngân nguồn vốn kinh phí từ Quỹ phát triển khoa học - công nghệ và khi áp dụng cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân thì còn phức tạp trong thanh quyết toán khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà với nguồn quỹ này. Thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp chỉ sử dụng Quỹ phát triển khoa học - công nghệ để thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm hoặc mua sắm trang thiết bị nghiêncứu mà chưa sử dụng quỹ này để đầu tư công nghệ phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đổi mới công nghệ là rất khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp do quy định bắt buộc phải có tài sản bảo đảm đầu tư là cơ chế ưu đãi thuế và đầu tư đối với công nghệ khó thực thi do chưa đồng bộ trong các quy định pháp luật. Các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng văn bản pháp quy phần lớn chưa chấp nhận rủi ro cho đầu tư ứng dụng cải tiến trong công nghệ công nghiệp, chưa tạo được mối liên hệ giữa doanh nghiệp với các Viện, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghiệp nên chưa hút được nguồn chất xám cũng như tham gia vào việc đổi mới, cải tiến phát triển công nghệ tại doanh nghiệp thiếu sự hỗ trợ của nhà nước khi thương mại hóa các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.

anh4

Bà Nguyễn Hồng Hạnh (Tổng Giám đốc Tập đoàn GFS – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS) tham luận

Bà Hạnh đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam, nơi hội tụ nhiều chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu của đất nước hỗ trợ cùng doanh nghiệp để biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực trong thời gian sớm nhất; chủ động kết nối cho doanh nghiệp tiếp cận, thực thi các cơ chế, chính sách đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi khi quyết định đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất.

Để thúc đẩy việc áp dụng các công trình đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam vào cuộc sống, tránh tình trạng nhận giải thưởng hoặc sau khi nghiệm thu, thanh quyết toán đề tài rồi để đấy. Theo ông Hoàng Đức Thảo (Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), các nhà khoa học, các đơn vị có phát minh, sáng chế… cần kết hợp, kết nối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ là nơi có khả năng và năng lực để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

anh5

Bà Mạc Thị Miến (Hợp tác xã nông sản dầu lạc Đồng Yên, tỉnh Hà Giang) tham luận

Bà Mạc Thị Miến (Hợp tác xã nông sản dầu lạc Đồng Yên, tỉnh Hà Giang) kiến nghị các cơ quan Bộ, ngành trung ương tiếp tục nghiên cứu ban hành cơ chế cho các doanh nghiệp cũng như HTX nông sản được vay vốn hỗ trợ với lãi suất ưu đãi mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ để sản phẩm đầu ra chất lượng cao hơn; hỗ trợ trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm để các sản phẩm được vươn xa phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Theo ông Lê Xuân Thảo, Ủy viên Đoàn Chủ tịch HĐTW Liên hiệp Hội Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực HĐBT Quỹ VIFOTEC, để công tác tổ chức Giải thưởng, Hội thi ngày càng tốt hơn và đưa nhanh các công trình đoạt giải được ứng dụng nhanh hơn vào sản xuất và đời sống cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn nghiệp vụ tham gia Giải thưởng, Hội thi, Cuộc thi đến tận cơ sở đồng thời kiến nghị với Nhà nước về những chế độ, chính sách, cơ chế như: Cho vay vốn để mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các công trình đoạt giải; có chính sách khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm trong nước tạo ra, thay thế cho sản phẩm nhập ngoại; có chính sách trích thưởng từ lợi nhuận đem lại của các công trình, giải pháp để thưởng cho các tác giả đã tạo ra và tổ chức ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ; cho vay vốn từ Quỹ phát triển, Quỹ pháttriển khoa học - công nghệ để áp dụng rộng rãi các công trình nghiên cứu đã thành công, đặc biệt nhiều công trình đoạt giải thưởng, có hiệu quả kinh tế cao, lại do các doanh nghiệp tự đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng.

anh6

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp công tác Tuyên giáo cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

anh7

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Pham Xuân Dũng trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

anh8

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Pham Xuân Dũng trao Cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng công trình đoạt Giải thưởng, Hội thi vào sản xuất và đời sống

Tại hội thảo, Qũy Vifotec - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trao cờ thi đua cho 3 đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền Giải thưởng (Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật TP Hà Nội, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật TP Hải Phòng và Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc); trao Cờ thi đua cho 5 đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng công trình đoạt Giải thưởng, Hội thi vào sản xuất và đời sống (Công ty Cổ phẩn gốm Đất Việt, tỉnh Quảng Ninh; Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam, TP Hà Nội; Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (POC) – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Công ty Cổ phần công nghệ Quốc tế Đại Việt (Tập đoàn Đại Việt), TP Hà Nội; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên); và trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam cho 7 cá nhân.

Lê Hồng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: